TwitterFacebookGoogle PlusLinkedInRSS FeedEmail

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Tươi ngon bổ rẻ - Bí kíp có bữa cơm 'ngon – bổ - rẻ'


Chỉ cần để ý một chút, bài toán tưởng như hóc búa này sẽ được giải rất dễ dàng.
Làm thế nào để có được một bữa ăn gia đình đầy đủ chất dinh dưỡng mà vẫn tiết kiệm trong thời bão giá luôn là một bài toán mà nhiều bà nội trợ phải đau đầu để tìm lời giải mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ cần các mẹ chịu khó một chút, để ý một chút, bài toán tưởng như hóc búa này sẽ được giải một cách dễ dàng.

Đi chợ đầu mối

Chợ đầu mối là nơi hàng hóa được tập trung trước khi phân phối tới các chợ lẻ, chợ dân sinh với giá bán sỉ. Mà đương nhiên, bán sỉ luôn rẻ hơn bán lẻ. Vậy nên, đi chợ đầu mối sẽ giúp cho các bà nội trợ có thể mua được thực phẩm tươi với giá thấp hơn bình thường khá nhiều. Theo khảo sát của phóng viên tại một số chợ đầu mối tại Hà Nội như chợ Ngã Tư Sở, Hoàng Mai hay Long Biên, giá cả của các mặt hàng thực phẩm khi được bán tại đây đều thấp hơn khoảng 1/3 so với giá của thị trường bán lẻ. Trong khi đó, các chợ đầu mối ở TP.HCM như Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn cũng có mức chênh tương tự, nhiều lúc thậm chí còn hơn.

Có thể so sánh ra đây một số mặt hàng như cải bắp: 2.500 đồng/kg – 4.000, 5.000 đồng/kg, xà lách: 6.500 đồng/kg – 10.000 đồng/ kg, bí đỏ: 7.000 đồng/ kg – 9.000 đồng/ kg, cá rô: 30.000 đồng/ kg – 45.000 đồng/kg hay thịt ba chỉ 75.000, 80.000 đồng/ kg – 100.000 đồng, 120.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, nếu muốn mua nguồn hàng giá rẻ từ chợ đầu mối, các mẹ phải chịu khó dậy sớm bởi thời gian họp chợ thường diễn ra từ 2h đến 6h sáng. Bên cạnh đó, có một số chợ đầu mối được họp tự phát, không ai quản lý, chính vì thế mà chất lượng mặt hàng cũng không hoàn toàn đảm bảo.

Chị Thu Ngân (Khu tập thể Cao su Sao Vàng, Thanh Xuân, Hà Nội), dù là khách quen của chợ đầu mối Ngã Tư Sở nhưng cũng có lần mua phải miếng thịt… heo giả bò. Vậy nên, hãy chọn lựa cho thật kỹ, đừng ngại hỏi rõ nguồn gốc, hoặc tốt nhất là mua theo số đông để tránh việc bị lừa trong thời điểm nhập nhoạng, khó phân biệt thật giả.

“Săn” thực phẩm rẻ ở siêu thị

Đóng vai trò bình ổn giá cả trong thời bão giá, các siêu thị lớn đã dần trở thành nơi các bà nội trợ tới lui mỗi ngày thay vì đi chợ. Nhìn chung, các mặt hàng ở đây đều đảm bảo và có nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó, nếu nắm bắt được quy trình hoạt động của siêu thị, các bà nội trợ còn có thể mua được thực phẩm rẻ hơn rất nhiều so với ngoài thị trường.

Ví dụ, hệ thống siêu thị Big C thường xuyên có những đợt giảm giá mạnh các mặt hàng thực phẩm vào cuối ngày. Tất nhiên, ở thời điểm này thì thực phẩm sẽ không được tươi cho lắm, nhưng bù lại giá cả rẻ vô cùng. Do tính chất công việc, hay đi làm về muộn nên vợ chồng anh Vinh (Chung cư 217 Nguyễn Đình Chiểu – TP.HCM) thường tranh thủ tạt qua siêu thị “gom” đồ cuối ngày trước khi về nhà. Anh chị cho biết nếu khéo lựa vẫn tìm được đồ ngon, mà lại tiết kiệm được một khoản kha khá.



Không những thế, các hệ thống siêu thị lớn cũng luôn phát động những chiến dịch khuyến mãi rầm rộ nhằm kích cầu. Mỗi đợt khuyến mãi như vậy thường kéo dài trong khoảng chục ngày với khá nhiều sản phẩm giảm giá. Đây luôn là cơ hội tốt để các bà nội trợ “săn” được hàng giá rẻ, không những để ăn ngay mà còn có thể tích trữ luôn cho những ngày sau. Cuối cùng, nếu đã xác định sẽ gắn bó lâu dài với siêu thị, các bà nội trợ cũng đừng quên đăng ký thẻ thành viên, trở thành khách hàng thân thiết. Việc đăng ký vô cùng đơn giản, mà ích lợi thì nhiều bởi các khách hàng thân thiết luôn được hưởng nhiều ưu đãi hơn khách bình thường.

Dùng hàng “xách tay”

Thực tế, thực phẩm ở quê luôn sạch và rẻ hơn rất nhiều so với thành phố. Đặc biệt là nguồn thực phẩm do các hộ gia đình tự nuôi trồng để phục vụ cho bữa ăn gia đình mình. Vậy nên các bà nội trợ có đầu mối cung cấp từ nguồn này thì không có gì tuyệt vời hơn.

Chị Minh Hồng, quê Lâm Đồng nhưng hiện sống cùng chồng con ở TP.HCM. Thu nhập của vợ chồng chị chỉ ở mức trung bình, hầu hết chi phí điện nước, nhà cửa thì mỗi tháng cũng chỉ dư được khoảng 5 triệu đồng. Tuy nhiên, gia đình chị vẫn có thể sống khá thoải mái nhờ có nguồn cung cấp rau củ sạch và rẻ thân quen ở quê ngoại. Bằng cách này, khoản tiền trung bình phải bỏ ra cho một bữa ăn của chị giảm tới một nửa so với trước.

Cứ mỗi lần chị đặt hàng, rau củ lại được đóng thùng theo xe gửi về tận nhà chị. Số hàng “xách tay” này được chị trữ trong tủ lạnh ăn dần. Thậm chí, có những đợt ăn không hết, chị còn bán cho bà còn hàng xóm bù vào tiền chợ.

Mua hàng tại nguồn

Mua thực phẩm trực tiếp từ nguồn, vốn không qua nhiều đầu mối trung gian, cũng là một cách hiệu quả để các bà nội trợ tiết kiệm chi phí cho bữa ăn hàng ngày.

Là khách quen của một lò mổ nằm trong khu phố 13, ngã tư Phan Văn Trị - Nguyễn Oanh, nên chị Thu Lý (TP.HCM) vẫn thường lấy thịt bò ở đây với giá rẻ hơn ngoài thị trường khoảng 20.000 đồng/ kg. Hay như anh Huy Hoàng vẫn thường mua các trực tiếp từ những người câu cá trên sông Nhà Bè vì vừa rẻ, vừa tươi.

Ăn theo mùa

Ngoài việc tìm kiếm những địa chỉ tin cậy để mua hàng ngon, bổ, rẻ, chị Minh (chung cư Phú Mỹ Thuận, TP.HCM) đã chia sẻ một mẹo nhỏ để tiết kiệm, đó là thuận theo tự nhiên, ăn rau quả đúng mùa. Bởi những mặt hàng thực phẩm trái mùa do khan hiếm nên thường đắt một cách khó tin. Chưa kể, rau quả trái mùa còn rất dễ bị ủ thuốc. Ngoài ra, chị cũng khuyên các mẹ khác nếu có thời gian thì nên mua rau củ quả vẫn còn nguyên. Như vậy, vừa có thể xác định được chất lượng, lại vừa rẻ hơn ít nhiều so với những mặt hàng được sơ chế, gọt sẵn.
Theo Eva

Món ngon đơn giản mà bổ dưỡng từ khổ qua


Giảm béo, giải nhiệt, trị rôm sảy, chống tăng huyết áp, trị hôi miệng, chữa ho, ngăn ngừa ung thư..., khoa học đã nêu ra 1.001 công dụng của trái khổ qua. Bữa cơm gia đình thêm phần háo hức với đủ món khổ qua khác nhau.




- Khổ qua xào trứng. Một trong những món thông dụng nhất, dễ ăn và cũng dễ làm. Chỉ cần bạn để lửa to một chút, xào nhanh tay rồi cho trứng vào. Đừng xào quá lâu, khổ qua phải giòn và xanh mướt (xào lâu sẽ làm ngả màu khổ qua) mới ngon. Nếu thích nhiều trứng, ít khổ qua, có thể làm món trứng chiên khổ qua, ăn chung với cơm hoặc bánh mì nóng đều tuyệt. Bào khổ qua thật mỏng, thả vào tô trứng, kèm thêm vài lát ớt đỏ, đem chiên vàng là được.

- Khổ qua nhồi thịt heo. Có thể thay thế thịt heo bằng thịt gà hoặc cá thát lát đều rất ngon. Cần dành một ít thời gian để ướp nhân nhồi, nhớ đừng quên hành lá, tiêu đen và một ít nấm mèo hoặc nấm hương.

- Khổ qua chiên giòn. Món này là một thức ăn chơi rất thú vị. Cắt khổ qua lát tròn gần 1 cm, đem nhúng vào bột chiên xù sền sệt, chiên trên chảo dầu nóng giống như chiên hành tây, hải sản. Chấm với tương cà hoặc tương ớt nếu thích vị cay.

- Khổ qua nhồi trứng muối. Đó là một món ăn rất đẹp, cũng để ăn chơi. Moi ruột khổ qua, luộc vừa chín tới trên bếp. Lòng đỏ trứng đem hấp chín, thêm vào một chút dầu ăn rồi nghiền nhuyễn. Nhồi lòng đỏ trứng vào ruột khổ qua, cắt lát vừa miệng. Khi ăn đem chấm với một chút xíu mật ong.

- Canh khổ qua cá lóc. Khổ qua moi ruột, cắt khúc, nấu chung với cá lóc rất ngon. Ngoài ra, còn có rất nhiều món khác, tha hồ “xoay tua”: khổ qua xào hải sản, lẩu khổ qua cá thát lát, khổ qua hấp dồn hải sản, nước ép khổ qua...

Tươi ngon - Làm kem xoài thật ngon mà không béo


Với cách làm kem xoài này bạn có thể hạn chế tối đa chất béo trong kem để mùa hè ăn kem xoài thoải mái mà không lo tăng cân.



Để làm kem xoài bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau:
- 2 quả xoài chín
- 30ml nước cốt dừa
- 60ml sữa đặc hoặc 3 hộp sữa chua (nếu bạn muốn hạn chế tối đa chất béo thì nên dùng sữa chua)




Bước 1:
Bổ sát vào hạt xoài, tách hai bên má xoài ra khỏi hạt, khía các đường rào mắt cáo lên thịt xoài và bẻ cong miếng xoài ngửa lên để phần thịt xoài lộ ra rõ hơn. Gạt toàn bộ phần thịt xoài ra khỏi vỏ. Đây là cách bạn lấy thịt xoài dễ dàng và hạn chế tối đa tiếp xúc da tay lên thịt xoài.












Bước 2:
Đổ toàn bộ nguyên liệu nước cốt dừa, sữa đặc (hoặc sữa chua) và thịt xoài vào trong cối xay sinh tố. Nếu xoài của bạn có vị quá chua thì bạn dùng sữa đặc để cân đối độ ngọt, nếu xoài ngọt sẵn thì chỉ cần sữa chua là vừa vị. Xay nhuyễn tất cả để có một hỗn hợp dẻo sánh.












Bước 3:
Rót xoài xay nhuyễn vào các khuôn kem, đậy nắp kín và đặt trong ngăn đá tủ lạnh chừng 4 tiếng là được.













Vì công thức kem xoài không sử dụng kem tươi nên khi dùng kem bạn cần có một đĩa đựng đá nhỏ để đặt cây kem, nó sẽ hỗ trợ cho kem "giữ dáng" tốt hơn và luôn tươi mát.








Xoài có đặc điểm dẻo, sánh tự nhiên đặc biệt so với nhiều loại quả khác, vì thế bạn có thể dùng nó làm kem xoài tươi khá dễ dàng. Với cách làm này, bạn có thể hạn chế tối đa đường - bơ - sữa trong kem để mùa hè ăn kem xoài thoải mái mà không lo béo, bạn còn giữ nguyên được chất tươi của xoài kết hợp với sữa chua, như thế rất tốt cho làn da của bạn.



Nước cốt dừa giúp cho hương vị xoài thêm đậm đà, thơm ngon và cũng làm kem xoài của bạn kết dính tốt hơn một cách tự nhiên. Đây hẳn là sự kết hợp tuyệt vời cho kem xoài tươi nguyên của bạn.
Chúc bạn ngon miệng!

Tươi ngon - Salsa chanh tươi ngon


Vừa dễ làm lại có thể giúp bạn giảm cân nặng, tiêu hóa tốt, món salsa chanh còn khiến bạn mê mẩn bởi hương vị thanh mát và tươi ngon của nó.


Nguyên liệu:

+ Nước ép chanh (1 quả)
+ Một ít rau mùi, thái nhỏ
+ 1 củ hành tây, thái nhỏ
+ 2-4 quả ớt jalapeños (loại ớt phổ biến nhất thế giới nguồn gốc Mexico và Tây Ban Nha), thái nhỏ (bạn có thể thay thế loại ớt cay khác)
+ 3-4 quả ớt chuông, thái nhỏ - càng nhiều màu càng đẹp
+ 12 quả cà chua, thái thành các hình vuông nhỏ
+ 2-3 củ tỏi tươi bóc vỏ, dập nát
+ Khoảng 1/2 thìa cà phê muối

Bạn có thể cho thêm: rau mùi tây thái nhỏ, ngô nướng.

Cách làm:

Cách làm salsa cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần trộn đều tất cả các nguyên liệu lại với nhau là xong. Ăn salsa cùng bánh tráng hoặc bánh đa đều rất ngon.





Sẽ hình thành chuỗi thực phẩm an toàn


Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu, để công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản chuyển biến thực sự, bên cạnh việc tiến hành các biện pháp thanh kiểm tra và xử phạt các đơn vị cá nhân vi phạm thì ngành nông nghiệp sẽ phối hợp với các địa phương xây dựng “chuỗi thực phẩm an toàn”.

Vi phạm chưa giảm

Trong những năm qua, công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành nông nghiệp có chuyển biến; tuy nhiên tốc độ chuyển biến còn chậm, tỉ lệ các mẫu sản phẩm tồn dư hóa chất, kháng sinh, nhiễm vi sinh vật... vượt giới hạn cho phép còn ở mức cao. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã khẳng định như vậy tại Hội nghị trực tuyến về công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, do Bộ NN&PTNT tổ chức, diễn ra sáng qua (4/4).

Sản xuất rau an toàn tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Mạnh Linh - TTXVN

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Như Tiệp cho biết, tổng hợp báo cáo của 48 tỉnh, thành phố cho thấy, mức độ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thủy sản trên phạm vi cả nước trong nhiều năm qua chưa có chiều hướng giảm. Theo đó, tồn dư hóa chất, kháng sinh trong thủy hải sản nuôi vượt giới hạn cho phép trong 3 năm gần đây dao động ở mức từ 1 - 1,5%. Hàm lượng hóa chất bảo quản vượt mức cho phép, ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong thủy sản sau thu hoạch còn cao, dao động từ 3,5 - 5,5%.

Kết quả giám sát tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau tại 6 tỉnh, thành phố trong năm 2011 và 11 tỉnh, thành phố trong năm 2012 cũng cho thấy, số mẫu tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau vượt mức cho phép có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao: Năm 2011 là 106/1.050 mẫu, năm 2012 là 96/1.200 mẫu.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cũng cho biết, với những lô hàng nông lâm thủy sản phục vụ xuất khẩu, đặc biệt là xuất sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Nga..., Bộ NN&PTNT phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo những mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt chất lượng theo đúng yêu cầu của nước nhập khẩu. Mặt khác, Bộ còn ký hợp tác với cơ quan chức năng của các nước kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh trong các mặt hàng này, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Không chỉ có rau và thủy sản, mà trong hai năm qua, nhiều mẫu thịt lợn, thịt gà cũng bị phát hiện không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, mức độ ô nhiễm vi sinh vật tại các cơ sở giết mổ, cơ sở kinh doanh gia súc, gia cầm còn cao. Cụ thể, kết quả kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh thịt lợn trong năm 2011 cho thấy, có 5/32 mẫu và năm 2012 có 28/275 mẫu thịt nhiễm Salmonella; kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh thịt gà, phát hiện 30% số mẫu năm 2011 và 39% số mẫu năm 2012 nhiễm vi khuẩn Ecoli vượt quá giới hạn cho phép.

Trong năm 2012, các địa phương cũng tiến hành nhiều đợt thanh, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản. Qua kiểm tra 7.000 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, lực lượng thanh tra phát hiện gần 1.000 cơ sở vi phạm; kiểm tra 1.700 mẫu vật tư thì có đến gần 300 mẫu có chất lượng không đúng với công bố. Qua kiểm tra 12.000 lượt cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản, lực lượng thanh tra cũng phát hiện gần 1.000 cơ sở vi phạm với lý do kinh doanh nông sản nhiễm vi sinh vật như Salmonella, Ecoli... , dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng giới hạn cho phép...
Quản lý theo chuỗi

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu, để công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản chuyển biến thực sự, bên cạnh việc tiến hành các biện pháp thanh kiểm tra và xử phạt các đơn vị cá nhân vi phạm thì ngành nông nghiệp sẽ phối hợp với các địa phương xây dựng “chuỗi thực phẩm an toàn”. 
Theo đó, các sản phẩm sẽ được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng từ khâu sản xuất, lưu thông đến khi đến tay người tiêu dùng. Đến nay, Bộ đã hoàn tất việc khảo sát thực tế tại 27 tỉnh, thành phố để triển khai mô hình này. Trước mắt, trong năm nay, Bộ sẽ lựa chọn, xây dựng một số mô hình điểm về chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn tại một số địa phương; sau đó sẽ nhân rộng tại các địa phương khác.

Bộ cũng sẽ ưu tiên nguồn lực, phổ biến, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cải thiện điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, GMP/HACCP trong quá trình sản xuất.

Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định, việc nâng cao công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản được xem là nhiệm vụ trọng tâm số một của ngành trong năm nay. Mục tiêu của Bộ là phấn đấu đưa tỉ lệ rau củ quả, chè nhiễm thuốc bảo vệ thực vật; thịt, thủy sản nhiễm hóa chất, kháng sinh, vi sinh vật vượt mức cho phép trong năm nay giảm 10% so với năm 2012.

Huyền Tím - Nguyễn Loan

Trà, cà phê đứng đầu trong danh sách thực phẩm kích hoạt gen ung thư.

Trà, cà phê đứng đầu trong danh sách thực phẩm kích hoạt gen ung thư.

Các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu về mối liên hệ giữa các loại thực phẩm với khả năng kích hoạt gen ung thư trong cơ thể. Trà, cà phê và một loại hương liệu sử dụng trong ngành chế biến thịt lợn đứng đầu bảng danh sách này.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm Trung tâm Ung bướu Kimmel, Đại học Johns Hopkins. Họ tập trung tìm hiểu các loại thực phẩm có khả năng đánh thức p53 - một loại gen liên kết gây các bệnh ung thư tai quái. Gen p53 hoạt động khi ADN trong cơ thể bị suy yếu. ADN bị tổn thương càng nhiều, mức độ hoạt động của p53 càng cao.

Và kết quả thật đáng ngạc nhiên với 3 loại thực phẩm dẫn đầu đều là những thứ chúng ta sử dụng hàng ngày: Trà xanh (hoặc đen), cà phê và một loại hương liệu hóa học để sản xuất xúc xích, thịt xông khói, các loại đồ chay giả thịt lợn.

Giáo sư về ung thư, Đại học Y khoa Johns Hopskins Scott Kern cho biết: “Chúng ta chưa biết nhiều về ảnh hưởng của các loại thực phẩm hàng ngày tới gen ung thư. Nhưng theo quy luật sinh tồn tự nhiên, các loại thực vật đều chứa các chất có hại cho người và động vật, ví dụ như xenlulozo trong thân cây, vị đắng trong lá chè hay hạt cà phê”.

Các loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng qua nghiên cứu với mức độ kích hoạt gen p53 thấp là rượu Scotch whisky (có thể dùng thay thế hương liệu sản xuất thịt lợn), nước sốt cá hàu, nước sốt đậu nành, đậu đen, kim chi, đậu tương.

Theo Vietnamnet 

Sẽ cảnh báo thực phẩm sạch bằng màu


Rau được bày bán tại các con ngõ nhỏ của khu dân cư ở Hà Nội

Rau, gà, cá, thịt đều “dính” độc

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, các chương trình giám sát quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm trong chuỗi sản xuất thủy sản đã được triển khai từ lâu song kết quả thu lại rất thấp.




Qua giám sát tại 48 tỉnh, thành phố cho thấy mức độ vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm của các sản phẩm thủy sản chưa có chiều hướng giảm và không ổn định. Cụ thể lượng tồn dư hóa chất kháng sinh trong thủy sản nuôi vượt giới hạn cho phép trong ba năm gần đây là 1,3%, 1%, 1,5%; hóa chất bảo quản, ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong thủy sản sau thu hoạch tương ứng là 3,5%, 5,5% và 5,3%.


Bên cạnh đó, công tác kiểm tra giám sát chuyên ngành còn nhiều hạn chế, hoạt động rà soát, sửa đổi khung pháp lý triển khai cho phù hợp với thực tiễn sản xuất còn chậm. Trong trường hợp phát hiện mẫu vi phạm vượt mức an toàn thực phẩm, việc cảnh báo, truy xuất nguồn gốc và hướng dẫn kiểm tra cơ sở để có biện pháp khắc phục còn chưa kịp thời.



Kết quả giám sát tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau của 17 tỉnh, TP năm 2012 cho thấy, tỷ lệ mẫu có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau vượt mức cho phép còn rất cao chiếm trên 10%. Đối với sản phẩm chăn nuôi, kết quả giám sát ô nhiễm vi sinh vật tại các cơ sở giết mổ, kinh doanh thịt gà, thịt cho thấy, gần 16% số mẫu trong thịt lợn nhiễm Salmonella và trên 38% trong thịt gà nhiễm Ecoli vượt mức cho phép.


Theo ông Tiệp sở dĩ để xảy ra tình trạng này là bởi chưa có văn bản quy định hướng dẫn triển khai chương trình giám sát. Thời điểm triển khai chương trình giám sát còn phục thuộc vào kinh phí từ trên cấp xuống mà đa số những khoản này thường được giải ngân quá chậm khiến một số chương trình chỉ có thể được giám sát vào cuối năm. Tuy nhiên, điều đáng nói là việc xử lý kết quả giám sát, áp dụng biện pháp khắc phục khi phát hiện ô nhiễm vi sinh vật hoặc hóa chất vượt giới hạn tối đa cho phép chưa được thực hiện đầy đủ theo quy định.



Địa phương khó quản lý chất lượng thực phẩm




Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Đà Nẵng cho biết, địa bàn này đã lấy hàng trăm mẫu thực phẩm để kiểm tra, kết quả cho thấy hầu hết các sản phẩm đều nhiễm chất vi sinh. Tuy nhiên, để quản lý tốt chất lượng sản phẩm còn nhiều cái khó. Thực tế, Đà Nẵng phải nhập trên 70% nông sản cung cấp cho thành phố nhưng khâu quản lý chất lượng chỉ có thể kiểm soát ở khâu cuối cùng đó là tiêu thụ. Trong khi muốn kiểm soát được chất lượng sản phẩm phải từ gốc là nhà sản xuất. Muốn kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm phải có phối hợp của cả khâu sản xuất lẫn tiêu thụ, phối hợp các tỉnh để kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.




Thực tế việc truy xuất nguồn gốc, tồn dư chất kháng sinh, kiểm soát hiện nay còn khó khăn, không phân biệt đâu là hoa quả Trung Quốc hay Việt Nam. Cơ chế quản lý điều hành có vấn đề. Chẳng hạn, sản phẩm nhập khẩu mới chỉ kiểm soát khi còn là một lô hàng nhưng khi xé lẻ ra lại không quản lý được. “Chúng ta nên có biện pháp truy nguồn gốc nếu không không quản lý được chất lượng sản phẩm. Phải truy xuất nguồn gốc từ khâu sản xuất đến tiêu thụ mà muốn làm được phải có sự phối hợp nhịp nhàng.”, ông Nguyễn Tiến Đạt, Cục quản lý thị trường - Bộ Công thương nói.
Ông Nguyễn Đình Xứng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị tăng cường kinh doanh có điều kiện kể cả những hộ bán rau, thịt ở chợ để bảo đảm chất lượng chuỗi sản phẩm chứ “quản lý theo chuỗi nếu nơi có nơi không cũng không được”. Thêm vào đó phải bổ sung trang thiết bị để kiểm nghiệm mẫu thực phẩm.




Một giải pháp khá hiệu quả cũng được bà Nguyễn Thị Xuân Thu - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra tại hội nghị đó là thông tin rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về các cơ sở sản xuất kinh doanh bị loại C để người tiêu dùng tẩy chay các cơ sở kém chất lượng này. Bà Thu cho biết thêm, trên thực tế số cơ sở loại C nhiều, tỉ lệ cơ sở loại C được tái kiểm tra ít. Chẳng hạn kiểm tra cơ sở giết mổ lần đầu 60,88%, tái kiểm tra lại trên 70% loại C nhưng điều đáng nói là quá trình khắc phục chưa được 20% vì bản thân địa phương chưa cương quyết, kiểm tra chưa thường xuyên.




Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho rằng, nguyên nhân của những tồn tại trên thì có nhiều nhưng nguyên nhân chủ quan nhiều hơn trong đó, nhận thức về vấn dề quản lý chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của một số cán bộ, bà con nông dân chưa đúng mức. Hệ thống pháp lý hình thành nhưng chưa đồng bộ, còn thiếu, chưa phù hợp triển khai còn chậm. chỉ mới nặng về quy định quản lý hành chính mà thiếu chính sách kinh tế tạo động lực khuyến khích người làm tốt, góp phần nâng cao chất lượng an toàn người sử dụng.




Thời gian tới phải phấn đấu đạt mục tiêu giảm 10% số cơ sở loại C. 10% số vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm so năm trước. Vấn đề làm thế nào để bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm là của cả hệ thống, xã hội nhưng trước hết là của ngành nông nghiệp.




Theo ông Cao Đức Phát, Bộ đã có chủ trương triển khai quản lý theo hệ thống đánh giá tất cả cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở nào yếu kém hướng dẫn nâng cao điều kiện đạt tiêu chuẩn, nếu cố tình sai phạm xử lý vi phạm nặng rút giấy phép, xử phạt theo quy định của luật pháp.




Về vấn đề quản lý theo chuỗi từ sản xuất, tiêu thụ đến người tiêu dùng xem khâu nào mất nguy cơ an toàn thì tập trung chứ không làm tràn lan, nhưng phải có sự phối hợp đồng bộ các tỉnh. Bộ cũng sẽ có cảnh báo thực phẩm bằng cách phân nhóm theo bảng màu, màu xanh an toàn, vàng, đỏ mất an toàn để thông tin cho địa phương kiểm soát.
HƯƠNG NGUYÊN

8 loại thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt tới năng suất “yêu”


Có những loại thực phẩm, đồ uống tưởng như vô hại, nhưng lại là các nhân tố gây ảnh hưởng không tốt tới chuyện chăn gối của bạn. Hãy cùng tìm hiểu xem chúng là những loại nào dưới đây.


1. Pho mai

Hầu hết các loại đều được chế biến từ sữa bò đã qua xử lý bằng các chất kháng sinh và các hóc môn tăng trưởng. Việc sử dụng quá các sản phẩm như thế này sẽ tăng nguy cơ phơi nhiễm của các chất có hại này với cơ thể bạn, gây ảnh hưởng tới quá trình sản xuất hóc môn tự nhiên bao gồm cả các hóc môn sinh dục như oestrogen, progesterone và testosterone.


Để tăng năng suất "yêu", không nên ăn quá nhiều pho mai 


2. Các loại đồ uống có ga

Một nghiên cứu trên tổng số 21.000 người công bố trên tờ tạp chí Y học New England cho thấy, việc sử dụng các đồ uống ngọt có ga có thể ảnh hưởng tới các gen gây tăng cân và làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Không những thế, thường xuyên uống các loại nước này còn tăng nguy cơ sâu răng, béo phì, khử nước và tăng nguy cơ loãng xương. Các yếu tố này là những yếu tố gây ảnh hưởng tới mật độ “yêu” của bạn.

3. Các chất tạo ngọt nhân tạo

Nếu bạn đang cố gắng để giảm cân và sử dụng các thực phẩm có chứa các chất tạo ngọt nhân tạo, bạn sẽ phải tiêu thụ chất tạo ngọt aspartame. Loại chất này có thể làm giảm nồng độ hóc môn serotonin và gây ra các cơn đau đầu, trầm cảm, cáu bẳn, lo lắng và chứng mất ngủ. Serotonin được coi là một hóc môn “hạnh phúc” và nếu không được cung cấp đầy đủ, tâm trạng và khả năng tình dục của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Người ta đã chứng minh rằng chất aspartame có thể ảnh hưởng tới chất dẫn truyền thần kinh dopamin-loại chất rất cần cho việc điều tiết tần suất “yêu”. Do đó, để hạn chế sử dụng các chất tạo ngọt nhân tạo, hãy dùng một lượng nhỏ các chất ngọt có trong tự nhiên như mật ong hay đường thốt nốt.


Các chất tạo ngọt nhân tạo làm giảm hóc môn "hạnh phúc"


4. Thức ăn đóng hộp

Các loại thực phẩm đóng hộp được đóng cùng với chất sodium, các sản phẩm không đạt chuẩn hay các chất phụ gia nhân tạo. Nếu hấp thu thừa sodium và ít kali sẽ dẫn tới tình trạng áp huyết cao, làm giảm bớt lượng máu tới các cơ quan sinh dục. Trong khi đó, sự lưu thông máu đầy đủ là rất cần thiết để đảm bảo các cơ quan được hoạt động tốt.



5. Khoai tây chiên sấy

Chất béo chuyển hóa không phải là điều bạn cần phải lo lắng khi ăn khoai tây chiên, tuy nhiêu hầu hết các loại thực phẩm dưới dạng này đều được chế biến trong loại dầu đã có mùi. Ngoài ra, khoai tây còn được chiên ở nhiệt độ cao đến mức phá hủy. Cả hai yếu tố trên cộng lại dẫn tới tổn thương oxy hóa của các  mô và tế bào trong cơ thể, gây ảnh hưởng tới việc điều tiết các hóc môn tình dục.



6. Bột ngọt

Bột ngọt có tên là monosodium glutamate (viết tắt là MSG), được sử dụng như một thứ phụ gia trong các thực phẩm đóng gói và tại các cửa hàng để làm tăng mùi vị và kích thích vị giác. Tuy vậy, chất phụ gia này lại gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Các chuyên gia về y tế cho biết, việc tiêu thụ chất MSG sẽ dẫn tới hiệu quả là bị trầm cảm, các vấn đề về nhận thức và tim mạch. Hiển nhiên, khi sức khỏe não bộ không tốt kèm theo trầm cảm diễn ra thì hứng thú với chuyện chăn gối cũng sẽ giảm đi đáng kể.

7. Cà phê

Một cốc cà phê buổi sáng có thể khiến cho tâm trạng của bạn trở nên hưng phấn, tuy nhiên đối với những người uống cà phê như một thói quen không thể thiếu, thì lại có nguy cơ bị ức chế tuyến thượng thận-nơi chịu trách nhiệm sản xuất ra các hóc môn gây căng thẳng. Nếu điều này xảy ra thường xuyên trong thời gian dài thì các hóc môn sinh dục trong cơ thể người đó sẽ bị ảnh hưởng.



8. Một số loại dầu ăn

Tương tự đã nêu trên, các loại dầu ăn kém chất lượng có thể không tốt đối với những cặp vợ chồng nào đang mong muốn có con. Dầu ăn phục vụ ăn kiêng có rất nhiều loại và trong khi một số loại mang lại lợi ích thiết thực, thì một số loại bạn nên tránh xa. Trong số đó phải kể đến là dầu canola (dầu hạt cải tinh luyện) và các loại dầu thực vật chế biến khác dễ gây ra quá trình oxy hóa và các gốc tự do trong cơ thể.  Giảm choáng oxy hóa thông qua việc loại bỏ các chất béo như thế này rất quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống sinh sản của nữ giới và tăng khả năng thụ thai.

Hãy thông minh lựa chọn loại dầu ăn phù hợp.



Nguyệt Hân 
Theo Idiva

Dinh dưỡng cho Mẹ - Top thực phẩm màu đỏ tốt cho mẹ bầu


Thịt bò, đậu đỏ, dâu tây... là những thực phẩm cực tốt cho mẹ bầu.

Thực phẩm có màu đỏ tươi không chỉ mang lại vẻ đẹp mắt, hấp dẫn cho món ăn mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng rất có ích cho mẹ bầu, điển hình là những loại thực phẩm màu đỏ dưới đây:

1. Thịt bò nạc

Trong thịt bò có chứa một lượng lớn chất sắt, protein, B6, B12, kẽm, colin, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là quá trình phát triển của não bộ.

Tuy nhiên, khi ăn thịt bò các bà bầu nên chọn loại thịt bò nạc, và nên ăn điều độ để tránh tình trạng dư thừa cholesterol trong máu.

Thịt bò chế biến theo cách nào cũng rất giàu dinh dưỡng và cũng rất ngon miệng. Các mẹ tuyệt đối nên tránh các món làm bằng thịt bò tái hoặc các món thịt bò đi kèm với nhiều loại gia vị cay, nóng.


Thịt bò nạc cung cấp lượng chất sắt dồi dào cho mẹ bầu (Hình minh họa)
2. Đậu đỏ

Đậu đỏ là một trong những thực phẩm có chứa chất oxy hóa cao nhất. Đây chính là yếu tố thiết yếu giúp mẹ bầu bảo vệ mình khỏi nguy cơ bị mắc các bệnh và đảm bảo an toàn cho bé yêu trong bụng.

Bên cạnh đó, đậu đỏ còn giàu chất protein, omega – 3 axit béo giúp tim khỏe mạnh. Vitamin B1 trong đậu đỏ giúp tăng cường hệ miễn dịch và lưu thông máu nên mẹ bầu sẽ không còn phải lo lắng về sự mệt mỏi thường gặp khi mang thai. Vitamin B6 trong đậu đỏ giúp phụ nữ mang thai tránh khỏi nguy cơ bị cảm cúm, xoa dịu những căng thẳng, mệt mỏi.

Ngoài ra, đậu đỏ là nguồn cung cấp sắt dồi dào giúp mẹ bầu tránh khỏi tình trạng bị thiếu máu, xanh xao. Sắt giúp cải thiện hệ miễn dịch, tốt cho sự phát triển não của thai nhi và điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp mẹ bầu tránh bị nóng trong, gây táo bón.

3. Dâu tây

Dâu tây là thực phẩm giàu vitamin C, kali và mangan. Mangan trong dâu tây có tác dụng chống viêm, chống lại các gốc tự do, hạn chế giảm viêm trong thời kỳ mang thai và có vai trò trong xây dựng xương thai nhi, giúp xương của mẹ luôn chắc, khỏe.

Ngoài ra, các sợi tự nhiên trong dâu tây giúp thai phụ có cảm giác nhanh no và duy trì vóc dáng lý tưởng khi mang thai. 

Không chỉ có vậy, dâu tây còn có tác dụng đẩy lùi bệnh gout và đau khớp trong thai kỳ. Dâu tây cũng thuộc nhóm quả chứa nhiều folate, có tác dụng ngăn ngừa những khuyết tật bẩm sinh ở bào thai.

Lưu ý: Ở một số bà bầu nhạy cảm, dâu tây có thể gây dị ứng với các dấu hiệu như tiêu chảy, đau bụng, nổi ban, khó thở, buồn nôn...


Dâu tây giúp thai phụ duy trì vóc dáng lý tưởng khi mang thai (Hình minh họa)


4. Cà chua

Có thể mẹ bầu sẽ bất ngờ với tác dụng cải thiện lưu thông máu của cà chua. Nhưng điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì cà chua có tác dụng lọc máu nên nó cũng có tác dụng cải thiện lưu thông máu trong thời kì mang thai.

Trong cà chua có một chất được gọi tên là axit nicotinic giúp giảm cholesterol trong máu, vì vậy nó có tác dụng ngăn ngừa rối loạn nhịp tim ở phụ nữ mang thai. 

Bên cạnh đó, cà chua cũng là một loại thực phẩm rất giàu vitamin A, tốt cho thị giác của thai nhi phát triển. 

Ngoài ra, cà chua rất giàu lycopene, một chất chống ô-xy hóa có khả năng ngăn ngừa sự lão hóa cho da, giúp mẹ bầu có làn da tươi sáng, khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên lưu ý không nên ăn quá nhiều cà chua vì nó có thể làm tăng nhịp tim ở người mẹ.

5. Củ dền đỏ

Củ dền được coi là một nguồn thực phẩm giàu folate, lipid, carbon hydrate, protein, kali và các vitamin. Ngoài ra, củ dền được xếp vào trong nhóm rau củ có hàm lượng nitrate cao tương đối hơn so với các loại rau củ khác. Chất oxy hóa nên củ dền được xem là trợ thủ đắc lực bảo vệ cơ thể, chống lại sự uể oải, mệt mỏi khi ốm nghén và phòng tránh cảm cúm.

Không chỉ có vậy, củ dền còn rất giàu sodium, magnesium, potassium và vitamin C. Dịch ép từ củ dền có tính giữ ẩm cao rất có lợi trong việc bảo dưỡng da. Mẹ bầu chỉ cần rửa sạch mặt sau đó bôi dung dịch củ dền lên da mặt.

Ngoài ra, củ dền còn giúp mẹ bầu thư giãn, ổn định tinh thần và tăng sức bền cho cơ thể, chuẩn bị cho quá trình lâm bồn “hao tốn sức lực”.

Củ dền đỏ giúp mẹ bầu chống lại mệt mỏi khi mang thai (Hình minh họa)

6. Táo

Táo phong phú hàm lượng các khoáng chất hữu ích như kali, magie, sắt, phốt pho, mangan, lưu huỳnh và pectin. Ngoài ra, táo chứa chất xơ không hòa tan, chống táo bón và cả chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm cholesterol. Một vài lát táo cắt mỏng khi vừa ngủ dậy cũng giúp mẹ bầu giảm cơn buồn nôn do ốm nghén vào mỗi buổi sáng.

Tuy nhiên, các mẹ cần cẩn thận chọn mua những loại táo không chứa chất bảo quản hoặc bị phun nhiều thuốc trừ sâu. Nếu có điều kiện, mẹ bầu nên ăn từ 1 – 2 quả táo mỗi ngày là tốt nhất.

7. Quả mâm xôi

Mỗi quả mâm xôi mọng nước cung cấp khoảng 3,8 gram chất xơ, cùng với nhiều vitamin E, folate, magie, kali và vitamin C. Nếu mẹ nào đang mắc tiểu đường thai kỳ mà lại muốn ăn ngọt thì đây có thể là một giải pháp an toàn. Mặc dù có vị ngọt, nhưng quả mâm xôi chứa ít đường và khó có nguy cơ làm gia tăng lượng đường trong máu.

Ngoài ra, quả mâm xôi có lượng chất chống oxy hóa cao hơn bất kỳ trái cây nào khác, có lợi trong điều trị viêm, đau, bệnh ung thư tim, rối loạn tiêu hóa và dị ứng. 

Quả mâm xôi rất mọng nước, giàu chất xơ (Hình minh họa)


8. Rau dền

Đây là loại rau chứa rất nhiều protid, lipid, glucid, nhiều vitamin, sắt và chất khoáng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Ngoài ra, hàm lượng canxi có trong rau dền rất dồi dào, lại không chứa acid oxalic nên cơ thể mẹ bầu rất dễ hấp thu và tận dụng triệt để lượng sắt và canxi đi vào cơ thể.

Ngoài ra, rau dền còn là loại thực phẩm có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giúp mẹ bầu xua tan cái oi bức, khó chịu của những ngày hè nóng nực.

9. Quả anh đào (Cherry)

Anh đào là một loại quả chứa nhiều chất chống oxy hóa nên làm tăng khả năng miễn dịch cho phụ nữ mang thai.

Các anthocyanins tìm thấy trong anh đào giúp bảo vệ các tế bào thần kinh, tăng cường sức khỏe cho bộ não thai nhi. Ngoài ra, ăn quả anh đào giúp mẹ bầu có khả năng duy trì lượng đường ổn định trong máu, ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ.

Nếu mẹ bầu nào mắc chứng mất ngủ thì trong quả anh đào có chứa một hợp chất chống oxy hóa gọi là melatonin, giúp mẹ bầu ngủ ngon và yên giấc.

Quả cherry khá an toàn khi ăn, tuy nhiên ở những mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm thì nên cẩn thận vì nó có thể gây dị ứng cho một số người. 

Lệ Dương (Tổng hợp)

Thực phẩm bắt đầu “ngấm” giá xăng dầu


Sau vài ngày xăng dầu tăng giá, nhiều mặt hàng thực phẩm tươi sống tại các chợ đầu mối, chợ lẻ bắt đầu rục rịch tăng giá theo giá xăng. Trong đó, các mặt hàng rau củ quả "bắt sóng" giá xăng rõ rệt nhất.

Rau xanh tăng giá đồng loạt

Khảo sát tại các chợ đầu mối Phùng Khoang, Dịch Vọng, Ngã Tư Sở (Hà Nội) vào sáng ngày 1/4 cho thấy, giá hầu hết các mặt hàng rau củ quả tại chợ đã thay đổi theo chiều hướng tăng lên từ 500-3.000 đồng/kg, tùy loại, so với thời điểm trước khi xăng dầu tăng giá.

Tại chợ đầu mối Phùng Khoang, hiện giá bắp cải là 3.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg; su su, súp lơ giá 4.000 đồng/kg/cái, tăng 1.000 đồng; cà rốt 8.000- 12.000 đồng/kg tùy loại, tăng 1.000-2.000 đồng/kg; dưa chuột 7.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg...

Một số loại rau khác còn tăng giá mạnh hơn, như: rau dền cách đây khoảng 4 ngày giá 5.000 đồng/4 mớ, nay tăng lên 2.000 đồng/mớ; su hào tăng gấp đôi, lên 3.000 đồng/củ loại ngon, loại thường giá 2.000 đồng; cải thảo, đỗ xanh tăng thêm 3.000 đồng/kg, lên 9.000 đồng/kg đỗ xanh và 8.000 đồng/kg cải thảo.

Tương tự, tại các chợ bán lẻ, chợ cóc giá theo đó cũng được đẩy lên theo giá tại các chợ đầu mối.

 Lý giải về việc tăng giá, chị Hồ Thị Nga, tiểu thương chợ đầu mối Dịch Vọng, cho biết, một phần là do xăng tăng kéo theo chi phí vận chuyển cũng tăng lên. Từ ruộng tới chợ, qua mỗi nấc trung gian, thương lái lại tính thêm một ít chi phí vận chuyển để bù vào phần tiền cước tăng.

Mặt khác, hiện đang là thời điểm cuối vụ rau, hàng không còn dồi dào như trước cộng với việc mấy ngày nay mưa nhiều, rau củ quả đổ về chợ đầu mối giảm nên rau mới tăng giá mạnh - chị Nga cho hay.

Ế ẩm, giá thịt cá không dám tăng thêm

Trái ngược với hàng rau củ quả có thể "bắt sóng" giá xăng tăng ngay lập tức, các mặt hàng thực phẩm tươi sống như thịt lợn, bò, thủy hải sản vẫn khá ổn định so với trước chứ chưa có dấu hiệu "ăn theo" giá xăng.
  

Chị Nguyễn Thị Vân - tiểu thương bán thịt tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy) - cho biết: Sau khi xăng tăng giá, các mặt hàng rau củ quả giá đã tăng theo ngay để bù vào chi phí cho cước vận chuyển. Thế nhưng giá thịt lợn vẫn giữ nguyên không tăng thêm đồng nào, mặc dù tiền phí vận chuyển đã bị đẩy lên cao hơn.

Ở vào thời điểm hiện tại, các loại thực phẩm thịt lợn, thịt bò đang ế ẩm, ít người ăn hơn do kinh tế khó khăn, nhà nhà "thắt lưng buộc bụng", cắt bớt khẩu phần thịt hàng ngày trong bữa cơm gia đình. Lâu nay, đi chợ khách chỉ mua được khoảng 20.000 đồng, ai mua tới 30.000 đồng tiền thịt là nhiều. "Giờ mà tăng giá lên theo giá xăng dầu nữa chắc còn ế ẩm hơn nhiều. Thế nên, tiểu thương không ai dám tăng giá theo giá xăng cả", chị Vân chia sẻ.

Ghi nhận của PV tại chợ Dịch Vọng, các loại thịt lợn như: ba chỉ, mông, vai có giá 80.000 đồng/kg; sườn, nạc thăn giá 90.000 đồng/kg. Thịt bò giá cũng giữ nguyên không đổi. Còn tại các chợ lẻ, chợ cóc thường cao hơn khoảng 10 giá so với chợ đầu mối.

Tương tự, thủy hải sản tươi sống dịp này cũng khá ổn định. Hiện tại chợ cá chép loại to 1 kg/con trở lên có giá 55.000 đồng/kg, cá trôi giá 32.000 đồng/kg, cá rô phi 45.000 đồng/kg, tôm đồng giá 90.0000-150.000 đồng/kg tuỳ loại, ngao 18.000 đồng/kg...

Trái ngược hẳn với mặt hàng thủy hải sản, thịt lợn, bò thì giá các loại thịt gà, trứng giá cầm lại đang nhích dần lên. Tại chợ Dịch Vọng, thịt gà công nghiệp nguyên con có giá 48.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg; cánh gà 75.000 đồng/kg, đùi gà 50.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg; thịt gà đẻ (gà thải loại) 100.000 đồng/kg.

Các loại trứng giá cầm tăng 1.000 đồng/chục quả, lên 30.000 đồng/chục quả trứng vịt loại to, loại nhỏ giá từ 24.000-28.000 đồng/chục quả. Trứng gà đỏ giá 21.000 đồng/chục quả loại to, loại nhỏ giá thấp hơn 2.000 đồng, trứng gà ta giá 30.000 đồng/chục quả.
Theo Bảo Hân
VEF

Cách trữ thực phẩm tươi ngon trong tủ lạnh


Trứng mua về có cần cất trong tủ lạnh, thịt, tôm cá có nên bảo quản ở cùng một ngăn không... là những điều không phải ai cũng biết.

Không ai muốn vứt bỏ đồ ăn. Nhưng thức ăn đã để trong tủ lạnh vài ngày (hay vài tuần) có còn an toàn để sử dụng không? Làm bài trắc nghiệm dưới đây từ smartparenting để xem bạn đã biết cách sử dụng tủ lạnh hiệu quả để bảo quản thực phẩm và biết khi nào nên bỏ đồ ăn đi chưa nhé.

Ảnh minh họa: Idiva.com.

1. Bạn nên để nhiệt độ tủ lạnh bao nhiêu để bảo đảm độ tươi của thực phẩm?

a. Dưới 0 độ C
b. 0-5 độ C
c. 5-100 độ C

Câu trả lời đúng: b.

Tủ lạnh nên đặt ở nhiệt độ 5 độ C hoặc thấp hơn để ngăn vi khuẩn phát triển và giữ cho thực phẩm tươi lâu.

2. Thịt lợn, thịt gà, cá và tôm có thể được trữ trong cùng một ngăn ở tủ lạnh không?

a. Không, cá, gia cầm và thịt lợn nên được bảo quản riêng biệt trong tủ lạnh
b. Có, thịt lợn, thịt gà và cá có thể được lưu trữ trong cùng một ngăn, chỉ cần bọc riêng biệt là được
c. Tốt nhất là không nên mua cùng lúc các thứ này

Câu trả lời đúng: b

Thịt, gia cầm và hải sản có thể được bảo quản trong cùng một ngăn miễn là bạn để chúng ở các đồ đựng riêng biệt để ngăn sự nhiễm khuẩn chéo. Gia cầm chứa lượng khuẩn cao nhất, sau đó là thịt lợn rồi tới cá và hải sản. 

3. Có ổn không nếu mua thịt xay mà không dùng hết trong vòng hai ngày hoặc hơn?

a. Được, miễn là giữ chúng đông lạnh tốt
b. Không, nên sử dụng hết ngay khi mua về
c. Còn tùy thuộc vào cơ sở sản xuất thịt bạn mua

Câu trả lời đúng: a

Thịt xay dễ hỏng vì nó có diện tích bề mặt tiếp xúc với vi khuẩn nhiều hơn. Vì thế, chỉ nên bảo quản thịt xay 1-2 ngày trong tủ lạnh và 2-3 ngày trong tủ đông. 

4. Tuổi thọ trung bình của gia cầm là bao lâu nếu bảo quản trong tủ đông ở âm 18 độ C.

a. 2-4 tháng
b.10-12 tháng
c. 4-6 tuần

Câu trả lời đúng: b

Theo cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ, gia cầm có thể được bảo quản đông lạnh kéo dài tới một năm.

5. Cá và thủy sản có thể giữ được bao lâu nếu trữ trong ngăn đông ở âm 18 độ C?

a. 3-6 tháng
b. 1 tháng
c. 6 tuần

Câu trả lời đúng: a

Theo Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ, cá tươi, tôm và sò điệp được bảo quản đúng cách trong ngăn đá sẽ giữ được 3-6 tháng. 

6. Bạn sẽ biết thịt gà của mình không an toàn để ăn khi:

a. Đầu cánh hơi đỏ
b. Đã để trong tủ đá hơn một tuần
c. Nó bắt đầu có màu tím hay xanh nhạt và có mùi bất thường

Câu trả lời đúng: c

Gia cầm bắt đầu ôi thiu có thể chuyển màu tím hay xanh nhạt, dính nhớp nháp dưới cánh và xung quanh các khớp, đầu cánh tối màu. (Trường hợp đầu cánh màu đỏ vẫn dùng được).

7. Mua trứng mà không để trong tủ lạnh có đảm bảo không?

a. Không
b. Có
c. Không vấn đề gì

Câu trả lời đúng: a

Trứng nên được bảo quản ở 7 độ C hoặc thấp hơn, có nghĩa là nên cất vào ngăn mát tủ lạnh. Điều này đặc biệt cần chú ý khi dùng trứng cho phụ nữ có thai, trẻ em, người già và người bệnh.

8. Cất trứng đã nấu rồi vào tủ lạnh qua ngày thì có nên ăn không?

a. Không, trứng rất dễ hỏng
b. Có, miễn là trứng đã được luộc hay nấu chín kỹ
c. Không rõ

Câu trả lời đúng: b

Theo Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ, trứng được nấu hay luộc chín kỹ có thể bảo quản trong tủ lạnh trong 7 ngày.

9. Cách tốt nhất để giữ một hộp sữa tươi đã mở của bé là gì?

a. Dán lại và cất ngăn mát
b. Đông lạnh sữa
c. Để sữa ở nhiệt độ phòng

Câu trả lời đúng: a hoặc b

Tốt nhất là a hoặc bạn cũng có thể cấp đông sữa miễn là sử dụng trước khi hết hạn. Khi rã đông nên để xuống ngăn mát. Tuy nhiên việc cấp đông này có thể ảnh hưởng tới chất lượng sữa.

10. Bạn nên bảo quản hộp nước trái cây đã mở nắp thế nào?

a. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
b. Đổ sang một vật chứa khác sau đó cho vào ngăn mát.
c. Chỉ nên uống ngay

Câu trả lời đúng b. Nên cất vào tủ lạnh phần nước thừa lại trong đồ đựng bằng thủy tinh hay nhựa. Bảo quản hộp giấy trong tủ lạnh không được khuyên dùng vì nó có thể làm thay đổi màu sắc và mùi vị của nước trái cây. 

11. Thời gian lý tưởng để chuẩn bị bánh bữa sáng cho con bạn là khi nào?

a. Làm vào đêm hôm trước và cất tủ lạnh. Làm nóng lại vào sáng hôm sau.
b. Làm vào buổi sáng để đảm bảo độ tươi ngon
c. Cả a và b đều được

Câu trả lời đúng: c

Với những bà mẹ bận rộn, chuẩn bị bánh sandwich từ đêm trước và cất trong tủ lạnh vẫn ổn. Tuy nhiên, chỉ nên thêm rau và sốt vào sáng hôm sau. Cần rửa tay và các dụng cụ chế biến sạch sẽ để đảm bảo thực phẩm tươi ngon.

12. Bạn nấu đồ ăn cho con vào buổi sáng để bé mang đi ăn trưa. Thời gian nào cho bữa trưa là an toàn?

a. Tùy thuộc vào các thành phần trong bánh
b. Hộp đồ ăn trưa có thể ăn cả ngày
c. Tới 4 tiếng sau khi chế biến

Câu trả lời đúng: c

Thực phẩm bảo quản  ở 5-57 độ C vẫn an toàn để ăn trong vòng 4 giờ. Đối với các bữa ăn vặt buổi chiều, nên dùng thực phẩm khô không bị thiu như bánh quy.

13. Nên dùng hộp bằng gì để đựng bữa trưa mang đến trường của con bạn?

a. Hộp bằng nhựa
b. Hộp đựng bằng kim loại để giữ thức ăn nóng, ngon
c. Không quan trọng 

Câu trả lời đúng: c

Chỉ cần hộp chứa sạch sẽ và được đậy kín là ổn. Ngoài ra, cần đảm bảo bé ăn bữa trưa trong vòng 4 giờ sau khi mẹ nấu.

14. Khi mất điện, nên làm gì với thịt, sữa và những đồ khác trữ trong tủ lạnh?

a. Để thực phẩm trong đó và hạn chế mở tủ lạnh để giữ không khí lạnh cho đến khi có điện trở lại
b. Sử dụng tất cả các thực phẩm dễ hư hỏng trong tủ lạnh trước khi chúng hỏng
c. Rắc muối vào các đồ thịt để bảo quản chúng

Câu trả lời đúng: a

Không khí lạnh sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, vì thế cần hạn chế tới mức tối thiểu việc mở cửa tủ lạnh. Nếu mất điện trong thời gian dài và đồ ăn bắt đầu tan đá, nên cho đá khô vào ngăn đông và đá thường vào ngăn lạnh để duy trì nhiệt độ ổn định.

Vương Linh

Tươi Ngon Bổ Rẻ - Cách Hàn Quốc giúp dân ăn sạch


(ĐVO)- Hàn Quốc nhập khẩu từ bên ngoài tới 70% tỉ trọng tiêu dùng thực phẩm của cả nước nên quốc gia này đặc biệt chú trọng tới hệ thống chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm, trong đó khoa học được xem là khâu then chốt.

Hệ thống kiểm soát thực phẩm của Hàn Quốc do ba Bộ giữ vai trò chính: Bộ Y tế và Phúc lợi (MOHW); Bộ Nông-Lâm nghiệp (MAF) và Bộ Hàng hải và Thủy sản (MOMAF). Riêng MOHW và MAF sẽ phải chịu trách nhiệm tổng thể cho các vấn đề an toàn thực phẩm. Trong đó, Cục Quản lí Thuốc và Thực phẩm (KFDA) thuộc MOHW có vai trò chủ yếu trong kiểm soát an toàn thực phẩm.


Đề cao phương pháp đánh giá rủi ro

Theo kinh nghiệm Hàn Quốc tổng kết rằng, hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cần luôn uyển chuyển để đáp ứng tình hình thực tiễn. Tuy nhiên, hệ thống này hiện nay của Hàn Quốc dựa trên vai trò của tiến bộ khoa học để đảm bảo tính đơn giản, hiệu quả trong phân phối nhân lực, tài chính và phối hợp thống nhất của các cơ quan.  

Nhấn mạnh vai trò của khoa học, phương pháp kiểm soát an toàn thực phẩm của Hàn Quốc dựa trên nguyên tắc trước hết là phải thiết lập quy định dựa vào cơ sở phân tích rủi ro sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng và kiểm tra đầy đủ được thực hiện một cách khoa học.

Khoa học thực phẩm ở Hàn Quốc tích hợp rất nhiều chuyên ngành khác nhau, hoạt động theo phương châm chủ yếu là đánh giá rủi ro tạo ra bộ ba cả về mặt quản lí rủi ro, phân tích khoa học rủi ro và truyền thông thông tin rủi ro đến người tiêu dùng.

Những dữ liệu phân tích, đánh giá rủi ro do chính các chuyên gia từ các viện nghiên cứu, trường đại học, các đơn vị tư nhân và các tổ chức cộng đồng. Dữ liệu này đóng vai trò then chốt kết hợp hài hòa với các quy định của quốc tế, nhận thức của cộng đồng và quy định riêng của quốc gia tạo hành các quy định, hướng dẫn hay khuyến nghị về an toàn thực phẩm.

Một mô hình lấy khoa học làm đầu mối thu thập, phân tích và phản hồi thông tin về an toàn thực phẩm

Cơ chế đảm bảo an toàn thực phẩm trên của Hàn Quốc được thể hiện rõ qua hoạt động phối hợp chặt chẽ của KFDA với Viện Quốc gia Đánh giá an toàn Thuốc và Thực phẩm (NIFDS) để đánh giá khoa học và mức độ rủi ro đối với các chất gây ô nhiễm khác nhau đến các vật liệu có liên quan đến thực phẩm.

Để nhổ tận gốc việc sử dụng thực phẩm bẩn trong nấu ăn, KFDA còn dự định thiết lập kiểm soát hàng tháng đối với các thực phẩm nấu chính được bán trong các cửa hàng, nhà hàng giảm giá, nhà hàng gia đình, sản phẩm được bán chiết khấu, ghi nhãn tiêu chuẩn…

Để đảm bảo truyền thông tin an toàn thực phẩm tới cho người dân, Hàn Quốc cũng hình thành các trung tâm cung cấp thông tin an toàn thực phẩm. Các trung tâm này sẽ thu thập thông tin, phân tích đánh giá khoa học và truyền thông thông tin tới người tiêu dùng. Quá trình phân tích và phản hồi thông tin đều dựa vào khoa học, tạo ra một vòng tròn khép kín trong chuỗi cung ứng thông tin về an toàn thực phẩm.

Mặc dù đã thiết lập một hệ thống cơ quan khoa học cũng như các bộ luật đảm bảo an toàn thực phẩm nhưng Hàn Quốc vẫn không tránh khỏi những bê bối trong an toàn thực phẩm. Vụ việc làm người dân Hàn Quốc lo sợ nhất mới xảy ra gần đây liên quan đến hãng mì Nongshim nhiễm chất ung thư benzopyrene.

Ngay cả phía KFDA cũng bị một tổ chức khoa học phi chính phủ chỉ trích và cho rằng KFDA nên đưa ra bằng chứng khoa học đầy đủ trước khi quyết định thu hồi 6 loại mì Nongshim rồi lại đảo ngược kết luận những loại mì này có chứa chất gây ung thư nhưng ở nồng độ không đáng lo ngại.

Quảng Văn