TwitterFacebookGoogle PlusLinkedInRSS FeedEmail

Thực phẩm bẩn, người Việt đang tự đầu độc dân tộc mình

"Người Việt đang đấu tranh với thực phẩm bẩn, những thứ độc hại nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng lại không mấy ai tự đấu tranh đừng đầu độc chính người Việt chúng ta”.
 
Trước hàng loạt thông tin về thực phẩm bẩn gây đau đầu những nhà quản lý, khiến người dân hoang mang không biết ăn gì. Là người có thể quản lý được sức khỏe của người khác nhưng bác sĩ cũng phải bó tay với ma trận thực phẩm hiện nay.

Đi công tác phải mang rau, gà về nhà

Bác sĩ Nguyễn An Tuấn – Bệnh viện 103 chia sẻ về kinh nghiệm chọn thưc phẩm của mình. Mặc dù là một người đàn ông nhưng công việc chợ búa và nội trợ đôi khi anh vẫn tham gia cùng vợ con để tạo thêm kông khí gia đình. Mấy năm trước anh cũng ra chợ nắn bóp thịt, cá, rau củ để chọn cho mình những mớ rau ngon, thịt tươi.

Chia sẻ về cách chọn thịt của mình, anh Tuấn cho biết: “Mình thường chọn bằng cảm quan. Cảm quan mách bảo thịt này ngon là mình mua và thường mua của một người bán hàng quen biết. Nếu người bán thịt tươi và phản thịt nhiều tức là lợn họ mới giết và phải đông khách mới ngày bán được 2 con. Còn những bà bán thịt ngồi đuổi ruồi thì chắc chắn thịt không còn tươi và đã bỏ vào tủ lạnh. Nên mua thị vào sáng sớm”.


Thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường khiến người tiêu dùng hoang mang

Còn về rau quả, anh Tuấn thường chịu khó ăn rau già, rau sâu. Khi nào đi công tác tỉnh lẻ gặp rau ngon họ bán thúng bán mẹt thì mua cả mẹt về ăn dần.

“Mỗi lần lên Sơn Tây mình lại ôm cả thùng rau về bỏ vào tủ lạnh. Thời buổi này nhìn thấy rau ở quê còn quý hơn cả tiền ấy. Có lần lên Tân Lạc, Hòa Bình mình mua cả chục con gà về thả lồng ăn dần. Lần nào cũng bị vợ mắng vì ngại làm gà nhưng nói đến gà sạch cô ấy lại cười và cả nhà yên tâm hơn. Vất vả tý nhưng có cảm giác an toàn nên ăn cũng ngon miệng hơn”.

Đánh giá về thực phẩm bày bán ở Hà Nội hiện nay, anh Tuấn cho biết chẳng khác nào ma trận. Tâm lý của tiểu thương còn mang tính bóc ngắn, cắn dài nên người tiêu dùng phải chịu khổ.

PGS Trần Thiết Sơn – Bệnh viện Saint Paul Hà Nội khi nghe chúng tôi đề cập đến vấn đề thực phẩm bẩn chỉ cười “sợ lắm thực phẩm gắn mác phố”. Theo bác sĩ Sơn chưa khi nào ra đường sợ ăn uống như hiện nay. Ông không phải là người nội trợ trong gia đình nhưng cũng nơm nớp lo sợ thực phẩm bẩn.

Mỗi khi về quê, vợ chồng ông lại mua thực phẩm từ quê mang ra. Những thực phẩm sạch từ quê đều được vợ chồng bác sĩ để dành cho con trẻ. “Mình ăn thế nào cũng được nhưng cứ nghĩ đến thế hệ trẻ đang bị chính người Việt đầu độc lại đau lòng”.

“Nếu cho tôi ra chợ bảo chọn thực phẩm, tôi cũng bó tay không biết chọn thế nào. Mình tin vào người bán còn người bán lúc nào chẳng quảng cáo thịt ngon. Thôi thì, vợ cho ăn gì mình ăn nấy. Người Việt đang đấu tranh với thực phẩm bẩn, những thứ độc hại nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng lại không mấy ai tự đấu tranh đừng đầu độc chính người Việt chúng ta”.

Ăn sạch giao cho osin

Những ngày nghỉ chị Nguyễn Thị Tâm – Bệnh viện K Hà Nội là “ngủ nướng” vì những đêm trực vất vả. Mặc dù chữa bệnh cho những bệnh nhân bị ung thư nhưng chị cho biết mình cũng chỉ biết buông theo số phận.

“Nếu cho tôi đi chợ mua thịt, chọn thịt ngon, măng ngon tôi cũng chịu. Thôi ra chợ gặp gì mua nấy. Nhà có ô sin giao việc chợ búa cho họ nên người ta cho mình ăn gì, mình ăn thế. Nấu tại nhà có cảm giác an tâm hơn ra ngoài quán ăn” - chị Tâm nói.

Ám ảnh về thực phẩm bẩn đang vay quanh mình, một trong những điều cấm kỵ trong ăn uống của chị là không ăn vặt những thức ăn hè phố. Nhiều đêm trực ở bệnh viện về, bụng đói lắm nhưng chị về nhà nhờ người giúp việc nấu cho bát phở ăn.

“Phở ở nhà không ngon bằng ở quán nhưng thịt bò tươi, xương tự hầm mình biết rõ nguồn gốc. Mọi thứ đồ ăn đều phải trần qua nước sôi nóng. Cũng may mình kiếm được người giúp việc khéo léo” – chị Tâm chia sẻ.

Còn PGS Nguyễn Tiến Dũng – Bệnh viện Bạch Mai cho rằng “thực phẩm bẩn là điều khó tránh khỏi. Ai cũng sợ khi nói đến thực phẩm bẩn nhưng có ai nhịn ăn được đâu. Tôi cũng nghiện ăn món Pizza, sườn rán… mặc dù biết quán không an toàn nhưng ngon hơn ở nhà nên vẫn ăn. Thôi thì, tẩy chay thực phẩm bẩn không thể nào hết được thay vì sống chung với nó. Điều quan trọng là biết sàng lọc khi ăn”

Cơ quan chức năng kiểm tra nhiều nhưng vẫn tái diễn như cũ. Cái tâm lý kiếm tiền nhanh chóng đã cố hữu trong người dân nên họ phải chấp nhận.
Theo Phunutoday